Nghe âm thanh nhấp mồi của tôm thẻ
0

Từ âm thanh nhấp mồi của tôm thẻ có thể ước tính được tỷ lệ cho ăn.

Hành vi và tập tính ăn của tôm xưa nay đều nhận được sự quan tâm rất lớn của người nuôi, do nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý cho ăn và lượng thức ăn mà tôm tiêu thụ. Tuy nhiên việc nghiên cứu tập tính ăn của tôm thông thường rất khó khăn, vì đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và phải áp dụng những phương pháp phù hợp.

Trước đây, việc nghiên cứu hành vi này thường chỉ được thực hiện trong phòng thí nghiệm, với quy trình theo dõi bằng mắt thường, rồi quay video và sau đó dùng phần mềm phân tích hình ảnh. Gần đây việc sử dụng công cụ giám sát âm thanh thụ động (PAM) đã được ứng dụng trên tôm trong quá trình bắt mồi và nghiền thức ăn của chúng ngay tại ao nuôi. PAM là một phương pháp dùng để phát hiện các sóng âm thanh và chuyển nó thành năng lượng điện. Sau đó tự phân tích và xử lý phần mềm, có thể cung cấp ngay lập tức hoạt động ăn mồi của tôm. Điều này chắc chắn sẽ cải thiện việc quản lý quá trình cho ăn của người nuôi tôm nếu được ứng dụng rộng rãi.

Nước có một tính chất vật lý rất đặc biệt, khi âm thanh truyền trong nước sẽ còn nhanh hơn gấp 5 lần so với truyền trong không khí cả khi ở khoảng cách xa, đặc biệt hơn là truyền tốt trong nước mặn. Do đó, phương pháp PAM này nghiên cứu hành vi tốt hơn so với việc ghi lại hình ảnh trong nước, khi mà các hình ảnh này rất dễ bị mờ do suy giảm ánh sáng. Các thông số quan sát được còn có số lần nhấp mồi, khoảng cách thời gian cách nhau, số viên thức ăn và tổng thời gian cho mỗi lần nhấp.

Tôm là loài ăn chậm nhưng liên tục và di chuyển nhanh, chúng sử dụng chân bụng để giữ và chuyển phần thức ăn bắt được vào phần phụ của miệng ở dưới bụng. Cùng với việc lượng thức ăn nạp vào cho tôm không đảm bảo được sự tiêu thụ hoàn toàn do thất thoát hay bị loại bỏ trong quá trình tiêu hóa. Tổng hợp những đặc điểm trên sẽ gây khó khăn khi dùng âm thanh để theo dõi và hình dung hành vi bắt và ăn mồi của tôm. Bù lại PAM có thể áp dụng được trong những môi trường đa dạng như ở những tầng nước khác nhau, độ trong khác nhau và chế độ chiếu sáng khác nhau, và cả những điều kiện nuôi, hệ thống sản xuất khác nhau.

Một quan sát hành vi trước đây ở tôm cho thấy rằng, chỉ 60% thức ăn viên được đưa vào trong miệng là có hiệu quả. Hành vi kiếm ăn của tôm thẻ lại khá “hung hăng”, có thể cản trở những cá thể khác, để giành độc quyền những viên thức ăn lớn. Một nghi vấn được đặt ra là không biết được việc thay đổi đường kính viên thức ăn có thể ảnh hưởng đến các tập tính ăn của tôm hay không? Trong khi kích thước của các loại thức ăn viên ở những giai đoạn khác nhau lại khác nhau.

Điều bất ngờ thu thập được là âm thanh nhấp mồi của tôm chính là yếu tố để biết chắc được lượng thức ăn tiêu thụ và qua đó đánh giá được hành vi ăn mồi của tôm thẻ. Vì những tín hiệu âm thanh này tạo ra ở hàm dưới tôm và có liên quan mật thiết đến lượng thức ăn mà tôm tiêu thụ. Âm thanh lớn hơn đã được tạo ra ở những những phút đầu tiên quan sát. Có thể là do số lượng tôm bắt mồi nhiều và thể tích dạ dày rỗng vẫn còn lớn. Nhưng một ẩn số vẫn chưa biết được là chiều dài viên thức ăn có có ảnh hưởng đến âm thanh của hoạt động nhấp mồi hay không?

Thực tế chứng minh âm thanh phát ra của các lần nhấp mồi ở tôm không bị ảnh hưởng bởi độ dài, đường kính viên thức ăn và cả kích cỡ của tôm. Tuy nhiên âm thanh nhấp mồi này lại bị ảnh hưởng bởi kết cấu viên thức ăn (độ cứng, độ ẩm), và sự chuyển động hàm dưới của tôm. Điều này giải thích tại sao tôm ăn dạng viên ép đùn có tính chất cứng hơn cũng dẫn đến việc cường độ âm thanh cao hơn những thức ăn viên dạng bình thường.

Các nghiên cứu về khả năng tiêu thụ thức ăn ở tôm trước đây đều tập trung vào tổng lượng thức ăn mà ít quan sát những hành vi, tập tính ăn của chúng. Nhưng đây lại là yếu tố có thể dự đoán các đặc tính dinh dưỡng của tôm, kết cấu của khẩu phần ăn, giai đoạn, tỷ lệ sống, điều kiện môi trường và cả hệ thống nuôi. Kết luận rằng âm thanh của những lần nhấp mồi sẽ ước tính được tỷ lệ cho ăn. Đây là một tiềm năng để phát triển phương pháp tiếp cận âm học, tính mức tiêu thụ thức ăn. Cũng như đây có thể là một giải pháp thay thế các phương pháp truyền thống nhằm nghiên cứu hành vi cho ăn để cải thiện hiệu quả nuôi tôm thâm canh.

Nguồn: Tép Bạc
Hà Tử
Đăng ngày: 27/10/2020

Để lại một bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.
                                           

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0

TOP

error: Content is protected !!
X