Kỹ thuật nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng. P5
0

Bảng 6: Các yếu tố môi trường phù hợp để thả tôm thẻ chân trắng

Yếu tố mơi trường Khoảng phù hợp để thả tôm
1. pH 7,5-8,5
2. Hm lượng oxy Lớn hơn 4 ppm
3. Độ kiềm Không thấp hơn 80-100 ppm
4. Độ cứng Không thấp hơn 200 ppm
5. Độ mặn 5-10 ppm
6. Amonia Không cao quá 0.1 ppm
7. Độ trong 50-70 cm
8. Tảo

Nước có màu xanh nỗn chuối, thành phần tảo silic không quá 5%.

Bảng 7: Các yếu tố môi trường phù hợp trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng

Chất lượng nước Ngưỡng phù hợp
1. pH Buổi sáng: 7,5-8

Buổi chiều 8-8,5

2. Oxy hồ tan trong nước Không thấp hơn 4 ppm
3. Độ kiềm 100-200 ppm
4. Độ cứng Không thấp hơn 200 ppm
5. Độ mặn 1-3 ppm
6. Amonia Không quá 0,1 ppm
7. Độ trong Tháng 1: 60-70 cm

Tháng 2: 40-50 cm

Tháng 3: 30-40 cm

Tháng 4: 30-40 cm

8. Tảo Tảo lục

Độ pH: ngoài độ pH ở mức nói trên thì pH trong ao nuôi còn phải đảm bảo độ dao động pH trong ngày không quá 0,5-1 ví dụ như pH buổi sáng 7,8 thì pH buổi chiều lúc 13 giờ không quá 8,8 nhằm điều chỉnh lượng oxy trong ao nuôi và kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật có hại trong ao nuôi tôm. Đồng thời cân bằng hệ đệm cacbonate trong ao.

Cách xử lý khi pH trong ao nuôi cao:

– Khi pH trong ao nuôi tăng cao: Nên xử lý bằng cách thay nước hoặc bổ sung hàm lượng vi sinh vật có lợi trong ao nuôi nhằm tăng cường tốc độ phân huỷ hợp chất hữu cơ trong ao nuôi. Tuy nhiên tuỳ từng trường hợp cụ thể của ao nuôi mà ta có biện pháp xử lý cụ thể:

Nếu pH trong ao không quá cao ta có thể sử dụng chế phẩm sinh học chứa các vi sinh vật có lợi nhằm tăng cường tốc độ phân huỷ hợp chất hữu cơ trong ao nuôi.

Nếu pH trong ao nuôi quá cao thì biện pháp xử lý bằng sản phẩm chứa vi sinh vật có lợi không hiệu quả mà ta có thể sử dụng đường cát 3-10 kg/hecta hoặc rỉ mật 3-5 kg/hecta.

Nếu pH trong ao quá cao do mật độ tảo trong ao dày, chứa nhiều tảo độc ta có thể thay nước, hoặc sử dụng một số loại hoá chất như Hydroperoxit tỷ lệ 1-2 lít/hecta vào lúc chiều mát, tại điểm cuối gió.

– Khi độ pH thấp: Sử dụng vôi tôi (canxi hydroxyt) để tăng pH ao nuôi với tỷ lệ 10 kg/hecta, mang hoà với nước rồi tạt khắp hồ.

Độ kiềm (alkalinity): Là hệ đệm trong nước, quản lý sự thay đổi pH ao nuôi. Nếu trong ao có tỷ lệ kiềm phù hợp thì sẽ góp phần quản lý tốt pH ao nuôi.

–  Các biện pháp xử lý khi độ kiềm chưa phù hợp:

Độ kiềm phù hợp để thả tôm là 80 ppm trở lên. Nếu độ kiềm thấp có thể sử dụng ALKALINE  theo tỷ lệ 3-5 kg/hecta. Định kỳ sử dụng 7 ngày một lần sẽ cải thiện độ kiềm trong ao nuôi. Biện pháp này có thể thực hiện vào lúc sáng sớm. Nếu muốn tăng lượng kiềm trong ao nhanh chóng sử dụng vôi Sodium bicarbonate theo tỷ lệ 5-10 kg/hecta có thể sử dụng phối hợp với rỉ mật nhằm tăng lượng kiềm trong nước.

Lượng amonia:

Hàm lượng amonia trong ao nuôi sinh ra do sự phân huỷ thức ăn thừa, chất thải của tôm nuôi, tảo tàn. Các biện pháp hạn chế sự sản sinh amonia trong ao nuôi bằng cách định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh, nhằm tăng cường vi sinh vật có lợi trong ao nuôi, tăng cường tốc độ phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong ao. Đồng thời kết hợp với việc quản lý tốt thức ăn hạn chế lượng thức ăn thừa cũng là biện pháp hạn chế khí độc trong ao.

Các biện pháp giảm hàm lượng khí độc  trong ao nuôi tôm:

Bình thường hàm lượng amonia trong ao nuôi có thể giảm xuống do phản ứng nitrit hoá với sự có mặt của nhiều vi sinh vật có lợi như Nitrosomonas, Nitrobacter sẽ thay đổi trạng thái của aminoac thành dạng nitrit, nitrate. Các hợp chất này sẽ được tảo sử dụng vào quá trình quang hợp. Trong trường hợp hàm lượng moania quá cao (cao hơn 1) thì amonia có khả năng khuếch tán ra không khí, do lượng vi sinh vật trong nước không có khả năng phân huỷ hết amonia thành nitrit, hoặc nitrate do vậy có thể gây hại cho tôm. Trong trường hợp này có thể xử lý như sau:

–  Dùng chế phẩm sinh học như Bacillus subtilis vannamei-loại chế phẩm sinh học dạng bột gồm nhiều vi sinh vật có lợi như: Bacillus sp, Nitrosomonas sp, Nitrobacter sp, Pedioccus sp giúp phân huỷ chất thải và chuyển hoá amonia, nitrit sang trạng thái Nitrate. Ngoài ra Bacillus subtilis vannamei còn chứa enzyme giúp phân huỷ chất thải, do đó giảm lượng bùn đáy hồ. Dùng Bacillus subtilis vannamei theo tỷ lệ 0.5-1 kg/hecta.

–  Trong trường hợp có thể thay nước nên tiến hành thay nước 20-30% lượng nước ao, nên sử dụng nước đã qua ao lắng nhàm hạn chế lượng chất hưũ cơ lơ lửng vào ao. Giảm lượng thức ăn cho tôm ăn xuống 10-20 %.

–  Tăng cường mở máy quạt nước nhằm tăng hàm lượng oxy trong ao tăng quá trình phân huỷ hiếu khí, giảm khí độc.

–  Quản lý tốt pH trong ao không để pH tăng quá cao làm tăng hàm lượng khí amonia. Trong trường hợp ao có nhiều tảo đáy phải tiến hành vớt hết rong đáy nhằm hạn chế lượng hợp chất thối rữa dưới đáy hồ.

Biện pháp xử lý lượng nitrit:

Nitrit là dạng tồn tại của nitrogen phát sinh do sự chuyển hoá amonia dưới sự có mặt của Nitrobacter, Nitrosomonas, Nitrosocus, Nitrosopira. Nitrit cũng gây độc cho động vật hải sản. Những ao có hàm lượng amonia cao sẽ dẫn đến hàm lượng chất này trong ao khá cao. Hàm lượng amonia trong ao cao thì sau 5-7 ngày mới chuyển sang nitrit.

Các biện pháp làm giảm hàm lượng nitrit trong ao nuôi:

–  Nếu có điều kiện nên thay nước 20-30% lượng nước trong ao nuôi, nên sử dụng lượng nước đã qua ao lắng để cho vào ao.

–  Sử dụng chế phẩm vi sinh như: Bacillus subtilis vannamei theo tỷ lệ 0,5-1 kg/hecta. Định kỳ 7 ngày sử dụng 1 lần trong suốt quá trình nuôi. Nếu hàm lượng nitrit trong ao quá cao có thể sử dụng Nitrit contons có khả năng giảm nitrit nhanh chóng.

–  Giảm lượng thức ăn xuống 10-20% nhằm hạn chế thức ăn thừa, hạn chế khí độc.

–  Mở máy quạt nước nhằm tăng hàm lượng oxy trong nước tăng quá trình phân huỷ hiếu khí amonia thành nitrit, nitrate. Hàm lượng oxy nên duy trì lớn hơn 5 ml, độ kiềm nên duy trì lớn hơn 80 mg/lít.

Các biện pháp quản lý tảo:

Màu nước trong ao là tổ hợp của nhiều yếu tố như các hợp chất lơ lửng, tảo. Trong đó tảo chiếm vai trò là chủ yếu tạo ra màu xanh, màu nâu,… cho nước ao nuôi tuỳ thuộc vào thành phần của các loài tảo khác nhau trong ao nuôi tôm.

Ngoài ra tảo còn tạo tăng hàm lượng oxy trong ao  nuôi tôm thông qua quá trình quang hợp. Tảo còn là thức ăn giàu dinh dưỡng cho tôm.

Màu nước có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển của tôm, nếu trong ao không có màu nước làm ánh sáng chiếu trực tiếp xuống đáy ao làm nhiệt độ thường xuyên thay đổi, tăng cao vào buổi trưa nắng làm tôm bị stress, chậm lớn.

Bảng 8: Thành phần của vi tảo trong ao tương ứng với các màu nước khác nhau:

Màu nước trong ao Thành phần vi tảo
Màu nâu trong Rhizosolinia, nitzschia
Màu nâu Rhizosolinia, Cosconodiscus
Màu nâu nhạt đến màu nâu đậm nhưng nhìn chung là mầu nâu đậm Dinoflagella, Peridinium, Noctiluca, Ceratium
Màu nâu vàng hoặc màu xanh nâu Oscillatoria coscinodiscus
Màu nâu xanh Diatom, Chlorella
Màu nâu đỏ Chaetoceros, Skeletonema, Diatom, Dinoflagella
Xanh nhạt Diatom, Chlorella
Xanh đậm Oscillatoria microcystis
Xanh sáng Oscillatoria, Nitzschia
Màu nước đục Tảo và động vật phù phát triển: Rotier, Copepoda.

Nhóm màu xanh tím (blue green algae):

Rêu màu xanh tím là nguyên nhân làm cho pH nước tăng lên và làm cho amonia độc tố tăng lên. Rêu nhóm này có màng nhầy bọc thân làm cho nước đục và quánh, có khả năng kéo oxy trong nước vào trong lớp nhày, làm nơi cư trú và phát triển của vi khuẩn Bacteria và Vibrio. Tricodesmium spirulina sẽ thấy nuớc màu xanh đậm, có thể lấy ly thuỷ tinh múc nước soi, Microcystis là loại rêu dạng hạt màu xanh nổi trên mặt nước.

–  Trường hợp rêu hạt sinh sản nhiều nên thay nước ở tầng mặt lúc ban ngày do có tảo nổi trên mặt nước hoặc vớt ra, không nên sử dụng hoá chất vì tảo sẽ chìm xuống đáy hồ và thối rữa đồng thời sẽ bám vào mang tôm là nguyên nhân gây bệnh cho tôm.

–  Trường hợp rêu đuôi chồn quá nhiều cũng phải thay nước hay lấy dung dịch xử lý nước loại có thể xử lý tảo đuôi chồn, cũng có thể sử dụng hoá chất như Formalin với tỷ lệ 3-5 lít/ha cho vào góc hồ lúc buổi chiều 4-5 giờ liên tục cho 2-3 ngày liền, đến khi nào màu nước sáng lên. Ngoài ra cũng có thể dùng Hydrogen peroxyt  1-2 lít/ha cho vào góc hồ cuối hướng gió lúc ban ngày cũng có thể giảm được đáng kể tỷ lệ tảo. Sau khi xử lý bằng hoá chất thì dùng CRENT, GOOD YUCCA, BEST YUCCA, YUCCA 007 để giảm khí độc và giúp lắng đọng xác tảo xuống đáy hồ, đồng thời sử dụng sản phẩm vi sinh tiêu huỷ chất thải dưới đáy hồ.

–  Tránh để nước có độ mặn dưới 10 ppt vì sẽ dễ gây ra các loại rêu rong màu xanh tím do nhóm rong rêu tảo loại này khó sinh ra ở nước có độ mặn trên 15 ppt.

1. Nhóm nước màu xanh

Phần lớn là loại tảo có lợi như Chlorella, Chlomydomonas và Senedesmus rất có lợi cho hồ nuôi tôm, cho màu nước ổn định. Nhưng nếu có quá nhiều loại tảo này thì sẽ gây độc tố cho nước. Riêng loại Oocystis nếu có nhiều sẽ làm cho nước quánh lại, pH cao sẽ gây ra chất nhầy bao quanh. Loại Dunalielia nếu có nhiều sẽ làm nước có độ pH cao và nước có màu đỏ.

Cách xử lý:

–  Nếu pH trong hồ cao do tảo hạt như Oocystis thì cho thay nước bề mặt lúc buổi trưa giống trường hợp tảo màu xanh tím.

–  Trong trường hợp cần thiết phải xử lý bằng hoá chất, lấy Formalin và Hydrogen Peroxit như nhau để giảm độc. Sau đó dùng tiếp bằng CRENT, GOOD YUCCA, BEST YUCCA, YUCCA 007 để giảm khí độc có thể gây ra đồng thời giúp lắng đọng các loại xác tảo xuống đáy hồ và dùng vi sinh tiêu huỷ chất thải ở đáy hồ.

2. Nhóm nước màu nâu (Diatom)

Phần lớn là loại tảo có lợi, là loại thức ăn thiên nhiên cho tôm con như Chaetoceros, Skeletonema, Navicula. Tảo nhóm này làm cho nước có màu nâu, nếu có số lượng nhiều thì làm cho nước có màu nâu đậm và có pH cao. Nhưng để khống chế được Diatom thì thực hiện dễ hơn nhóm tảo khác vì Diatom có vỏ tế bào 2 nắp ghép lại và có chất nhầy là loại Protein bao mỏng một lớp nên dễ tiêu diệt Diatom loại sợi có thể đến bám vào mang tôm ảnh hưởng đến hô hấp của tôm như Nitzschia và Pleurosigma. Nhưng Cossinodiscus có hiện tượng tự dự trữ Nitrogen khi chết đi tế bào làm cho Amoniac trong nước tăng lên, ngoài ra Rhizosolinia làm cho tôm nuôi ở nước có độ mặn cao bị chết nhưng hiệu quả trung bình cho tôm ở nước có độ mặn thấp.

Cách xử lý:

Nếu gặp Nitsser tỷ lệ nhiều làm cho độ pH trong nước cao và bám vào mang tôm thì có thể thay nước hoặc dùng vôi lò 10 kg/ha hoà với nước và tạt sau 12 giờ đêm để không ảnh hưởng do pH quá nhiều. Quan sát màu nước, nếu màu nước xậm có thể xử lý lần nữa cách một ngày hoặc sử dụng Formalin 40% trước máy quạt nước lúc sáng có nắng với tỷ lệ như ở bảng 7. Formalin sẽ huỷ chất nhầy protin bọc màng của Diatom làm cho Diatom phân huỷ.

Bảng 9: Tỷ lệ sửdụng Formalin trong hồ có độ mặn khác nhau

Độ mặn PPT Tỷ lệ lọc Formalin/ha
0-12 15-20
13-20 20-25
21-30 25-30
Trên 30 30-35

Trong trường hợp có Coscinodiscus nhiều, không nên sử dụng hoá chất sẽ làm cho tảo có lợi chết cùng một lúc. Khi tế bào tách ra, lượng Amoniac trong hồ tăng lên trong thời gian rất ngắn và gây nguy hiểm cho tôm, trong trường hợp này xử lý bằng cách dùng vi sinh 3 ngày 1 lần để vi sinh đi tranh dành thức ăn của coscinodiscus làm cho nó chết dần dần. Lượng Amoniac sẽ không tăng lên nhiều.

3. Nhóm Dinoflagellate

Dinoflagellate hay còn gọi là tảo phát sáng, là loại tảo độc. Với nơi có độ mặn cao, một nhóm tảo như Cerstium, Pridinium, Dinophysic, Noctiluca sẽ phát sáng trong nước vào buổi tối và vấn đề xử lý nhóm tảo loại này là khá vất vả. Chúng làm cho tôm giảm ăn và làm cho nước biến màu đỏ gây chết nhiều cho thuỷ sản. Khi nhóm tảo loại này có nhiều trong hồ thì đó là một nguy cơ cần phải xử lý kịp thời để giảm số lượng tảo xuống.

Xử lý

Nếu gặp nhóm tảo loại này mà không thể thay nước được thì có thể dùng thuốc diệt khuẩn như BKC 80, CIA 787 với tỷ lệ 1-2 lít/ha hoà với nước gấp 10-50 lần đem tạt tại vùng có tảo nhiều như góc hồ. Sau khi xử lý nhóm tảo này nhất thiết phải sử dụng dung dịch xử lý nước để huỷ chất độc của Amoniac.

Động vật phù du (Zooplankton)

Động vật phù du trong hồ nuôi tôm không có nhiều loại. Có loại có lợi như Rotifer, Copepoda là loại thức ăn tự nhiên cho tôm và nhiều loại thuỷ sản khác, ngoài ra còn có Protozoa trong nhóm Favella và Tindinnopsis ăn cả tảo thực vật, có kích thước nhỏ như Bacteria và chất hữu cơ trong nước phát sinh từ thức ăn dư thừa, hay thức ăn thối rữa, xác tảo chết từ cách xử lý cho nước trong. Và còn bắt gặp Zoothannium là một loại nữa của Protozoa hay gặp ở thời điểm mùa mưa chuyển sang mùa lạnh, mùa nóng chuyển sang mùa mưa bằng cách bám vào vỏ tôm. Zoothamnium không làm cho tôm chết nhưng làm cản trở hô hấp và gây stress cho tôm là nguyên nhân dẫn chất sinh Barteria hoặc virus

Xử lý:

Trường hợp Cilyatl giai đoạn tăng số lượng trong thời gian rất ngắn, khi hết thức ăn sẽ tự chết làm cho nước có màu nếu có mật độ dày. Phải làm công tác xử lý cùng cách như xử lý Rotifer mật độ dày như: BKC 80, CIA 787 hoà với nước 1-2 lít/ha. Khi Cilyatl hoặc Rotifer chết mới làm màu nước mới.

Cách xử lý nhóm Protozoa gặp nhiều ở nền hồ, có nhiều chất hữu cơ, do đó sẽ xử lý bằng vi sinh tiêu huỷ chất thải, để không còn tồn đọng chất thải ở nền hồ hay đặt máy đánh nước ở vị trí phù hợp để tập trung bùn trong nền hồ vào giữa, làm cho nền hồ sạch và đề phòng vấn đề tôm bẩn bùn. Phần xử lý vấn đề Zoothamnium bám thân tôm có thể bằng cách thay nước để thúc cho tôm lột và xử lý bằng vi sinh thường xuyên không để chất thải tồn đọng dưới đáy hồ. Nếu có Zoothamnium nhớt bám nhiều, có thể xử lý bằng thuốc diệt Zoothamnium nhớt vào lúc buổi sáng và mở máy đánh nước mạnh. Khi quan sát thấy tôm có hiện tượng tốt lên, có thể xử lý lại lần nữa để cho chất vi khuẩn còn rơi rớt hết đi.

 Nguồn: thaimy.com.vn

>>Kỹ thuật nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng. P6

Để lại một bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.
                                           

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0

TOP

error: Content is protected !!
X